Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Mứt khoai lang

Mứt khoai lang

Đúng rồi, đã hết Tết mà vẫn còn nhắc Mứt thì thật là lỗi mốt định làm một ít ăn Tết từ cách đây 2 tháng nhưng vì quên, vì lười, vì gì không biết nên đã không làm.



Thùng khoai lang “của DD”, từ lúc nguyên thùng mấy chục củ đã bị mẹ nhăm nhe lấy ra vài củ để làm mứt, cho đến khi chỉ còn 4-5 củ cuối cùng vẫn chưa thấy mứt đâu. Nước vôi thì đã lắng sẵn để đấy từ mấy ngày. Tối qua ngâm ngâm luộc luộc, chiều nay sên sên xào xào, rốt cuộc thì chảo khoai cũng được hoàn thành. Có nhiều loại mứt khi làm từ lúc tươi đến khi thành phẩm rất hao, cứ như là có trộm nhưng mứt khoai thì lại khác, còn nguyên.
Cách làm cũng giống như cách làm mut gung, cần ngâm với nước vôi và luộc trong nước phèn chua. Tỷ lệ tương tự. Sên khoai đến khi khô.



Cách làm mứt gừng dẻo

Cách làm mứt gừng dẻo


Lấy 800g đường và 100g nước cho lên bếp để hòa tan đường.(nếu có đường phèn hay đường thốt nốt thì bạn nên dùng với liều lượng ít hơn nhé). Tiếp đến, cho gừng vào, trộn đều, sên lửa riu riu. Lưu ý: công đoạn này phải đảo mứt liên tục để mứt thấm đều nếu không sẽ bị cháy. Khi thấy đường bám đầy trên đũa, tức là mứt đã tới độ.


Nhấc xuống, để hơi nguội 1 chút rồi cho chanh vào (một trái đã vắt lấy nước cốt) pha thêm chút vani để có hương thơm, trộn đều để không bị lại đường.(bạn đừng cho lúc vừa nhắc xuống vì sức nóng sẽ làm cho nứơc chanh và vani bị đắng). 

http://triducfood.com.vn/product/hop-mut-gung-lat-vi


Đợi mứt thật nguội mới cho vào keo thủy tinh sạch hoặc gói vào giấy kiếng.
Ngoài ra, có thể bỏ thêm đậu phộng hoặc mè đã rang (đâm nhỏ), cho vào mứt ở công đoạn mứt còn ướt, để có mùi thơm và vị béo.



Mut gung giúp làm ấm bụng, dịu cơn ho. Người lớn tuổi trước khi ngủ, dùng một ít mứt gừng cho dễ tiêu hóa. Mứt gừng còn được dùng như một liệu pháp để chống say tàu xe nữa đó mọi người.

Cách làm mứt gừng dẻo

Cách làm mứt gừng dẻo

Tình hình là mùa Tết năm nay mứt sẽ "vắng bóng" trong danh sách măm vặt của mỗi nhà rùi. Vậy thì tại sao bạn không tự chuẩn bị cho mình vài món "độc" như mut gung dẻo nhỉ? Vừa dễ làm, ngon, đơn giản mà trên hết là "khoe" được tài nghệ bếp núc của mình! Mình xin chia sẻ cach lam mut gung deo.

Nguyên liệu làm mut gung deo:

Gừng non rửa sạch gọt vỏ, thái sợi cỡ cây tăm. Đừng chọn gừng già, vì độ cay quá đậm, lại có nhiều xơ, rất khó ăn.

Ngâm gừng với 50g muối, sau đó xả lại hai lần nước cho bớt cay, vắt ráo, phơi một nắng (khoảng ba giờ).

mut gung deo

1kg gừng đã phơi nắng trộn với 50g bột năng và 10g muối. Bột năng có tác dụng làm mứt dẻo mà không bị chảy nước. Muối tạo độ đậm cho mứt.

Cách làm mứt gừng khô

Cách làm mứt gừng khô

Chuẩn bị cho Tết năm nào thì trong nhà cũng phải có món mut gung. Dạo này, đi chợ nào cũng thấy gừng già, gừng non đầy rẫy luôn, nhưng khi mua thì chọn loại gừng vừa vừa, non non thôi. Chứ gừng già quá thì cay xé họng mà lại không ngon mấy. Năm nay có lẽ sẽ làm mứt gừng này nhiều hơn năm ngoái một chút, vì năm ngoái quay qua quay lại, ai cũng mê mứt gừng thôi. Thêm vào thời tiết mùa này lúc nào cũng se se lạnh nên làm mứt gừng trước để cho ấm cúng và nó tác dụng trị cảm cúm.


Bắt đầu từ chiều tối Chủ Nhật là đã lui cui gọt vỏ và thái gừng thành từng lát mỏng rồi nha. Vừa thái gừng, vừa nghỉ giải lao, vậy mà hai tay cũng muốn rụng luôn. Miếng gừng nào thon gọn thì để làm mứt gừng khô, còn mấy nhánh gừng nhỏ thì để dành đó, mai mốt làm mut gung deo sau vậy. 

Ăn uống xong xuôi, quay lại lui cui thái gừng tiếp cho xong. Xong xuôi đâu đó thì quậy chút nước muối (vừa mặn một chút, chứ không mặn quá), thả gừng vào ngâm một lúc (chắc cỡ 30-45 phút là cùng).

Sau đó, bắc nồi nước lớn lên bếp, luộc gừng 3-4 lần cho bớt cay và mùi hăng. Luộc xong, vớt gừng ra xả lại bằng nước lạnh. Sau đó, pha một nồi nước lớn khác, vắt mấy trái chanh vào nước rồi ngâm gừng qua đêm. 

Sáng hôm sau thì xả gừng lại cho thật sạch rồi vắt sơ cho ráo nước. Kế đó thì trộn đường theo tỉ lệ 1:1 (nghĩa là khoảng 1kg gừng thì dùng 1 kg đường cát trắng) vào gừng rồi để đó cho ngấm. 

Chiều tối, đi làm về đến nhà thì vừa lo cơm nước cho buổi tối, vừa bắc chảo để sên mứt. Đổ hết hỗn hợp mứt và đường đã ngâm vào chảo để sên luôn. Bếp nào nấu nướng thì cứ việc nấu. Còn bếp để chảo mứt thì chỉ để nhỏ lửa thôi. Cơm nước xong xuôi thì chảo mứt cũng liu riu sôi rồi. Cứ để lửa nhỏ nhỏ vậy và thỉnh thoảng ghé lại đảo gừng lên cho đường bám đều vào thôi, lâu lâu đảo chảo mứt cho đều và không bị dính chảo.



Đến khoảng gần nửa đêm thì thấy đường bám trắng quanh thành chảo và cũng bám nhiều vào những miếng gừng luôn. Tắt bếp, và tiếp tục đảo đều gừng cho đến khi mut gung kho và rời ra thành từng lát gừng là ngon lành luôn. Cả nhà thơm lừng mùi gừng rồi đây này. Kiểu này thì bao nhiêu con vi khuẩn cảm, cúm cũng sẽ lắc lư con tàu hết.

Đổ hết mứt ra khay để cho nguội. Bảo dưỡng kỹ để dùng lâu lâu.

Cay nồng mứt gừng Mỹ Chánh

Cay nồng mứt gừng Mỹ Chánh

Những ngày giáp tết về thôn Mỹ Chánh, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã nghe dậy mùi nồng cay của món mut gung cay truyền thống. Nghề làm mứt gừng ở thôn Mỹ Chánh ra đời từ xa xưa, gắn bó với hàng chục hộ dân nơi đây. Nghề không chỉ đem lại thu nhập cao vào những ngày cuối năm cho người dân mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.


Ông Ngô Văn Bách, cán bộ quản lý công thương nghiệp xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng cho biết: “Nghề làm mứt gừng ở thôn Mỹ Chánh có từ lâu đời, nhưng đây cũng chỉ được xem là nghề phụ, vì nó chỉ được làm trong vòng 15 ngày đầu tháng 12 âm lịch mỗi năm”.

Ông Bách cho biết thêm, tuy là nghề phụ nhưng nghề làm mut gung từ lâu đã đem lại thu nhập rất cao cho người dân mỗi dịp tết đến xuân về. Cứ 1 kg mứt thành phẩm cho lãi ròng 5.000 đồng. Mỗi mùa tết, mỗi gia đình làm mứt cũng có thu nhập sau khi trừ chi phí từ 7-10 triệu đồng.

Cá biệt có hộ làm chục tấn, trừ chi phí, tiền trả nhân công cũng lãi khoảng 30 triệu đồng chỉ trong khoảng 15 ngày. Cũng nhờ nghề làm mứt gừng mà các gia đình ở đây đều đón tết khá sung túc. Hiện tại, ở thôn Mỹ Chánh có khoảng 30 hộ làm mứt gừng, với tổng sản lượng mứt thành phẩm khoảng trên 70 tấn, trong đó hộ làm ít nhất là 1 tấn và nhiều nhất là 8-10 tấn.

Ông Nguyễn Văn Kim, một người làm mứt lâu đời nhất thôn Mỹ Chánh cho biết: “Do giá cả thị trường biến động thất thường, đầu ra khó khăn và nguyên liệu khan hiếm cùng với thiếu nhân công nên năm nay gia đình tôi chỉ làm khoảng 3 tấn thôi, chứ mấy năm trước làm đến 15 tấn. Nói chung nghề này làm thời vụ nhưng cho thu nhập cao”.

Dù làm ít hơn những năm trước nhưng việc làm mứt gừng của gia đình ông Kim cũng đã giải quyết được việc làm cho 15 lao động với mức thu nhập 100.000 đồng/ngày. Mut gung Mỹ Chánh có tiếng thơm, cay nồng, hợp vệ sinh nên được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng trong dịp tết.

Những ngày này về thôn Mỹ Chánh đã thấy rất đông khách tới đặt hàng mứt tết để bán ra thị trường. “Rộ nhất là khoảng giữa tháng chạp âm lịch là khách tới lấy hàng nườm nượp. Cũng đã có thời gian mứt gừng của chúng tôi không cạnh tranh nổi với mứt ngoài thị trường bởi mứt người ta làm đủ loại, màu sắc bắt mắt mà giá cả khá rẻ nên gặp nhiều khó khăn. Nhưng vài năm trở lại đây, khách hàng bắt đầu trở lại với mứt gừng truyền thống được làm thủ công nên chúng tôi làm ăn cũng đỡ”, ông Kim cho biết thêm.

Chị Nguyễn Thị Hoài Thương vừa bắc chảo sấy mứt vừa phấn khởi nói: “Trong năm tôi bán hàng tạp hoá ở chợ nhưng cứ vào dịp này là cả gia đình tôi lại tổ chức làm mứt gừng. Việc làm mứt gừng ở đây không đơn thuần chỉ là kiếm thêm thu nhập mà còn là việc giữ gìn nghề truyền thống của tổ tiên để lại cho con cháu”.

Ông Hồ Đình Thái, Chủ tịch UBND xã Hải Chánh cho biết, nghề mứt gừng cuối năm ở thôn Mỹ Chánh không chỉ tạo thu nhập cao cho bà con mà còn giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hàng trăm lao động. Mấy năm trước cứ dịp giáp tết là cả làng chộn rộn làm mứt. Năm nay, sản lượng mứt có giảm hơn trước nhưng cũng đã giải quyết được việc làm cho gần 300 lao động trực tiếp và 200 lao động gián tiếp (số người nhận hàng về làm tại nhà) với mức thu nhập từ 80.000- 100.000 đồng/người/ngày. Xem công thức tại đây.

Nỗi niềm mứt gừng Kim Long

Nỗi niềm mứt gừng Kim Long


Ở Huế rất nhiều làng quê còn lưu giữ các công thức chế biến mứt truyền thống như làng Xuân Hòa, Dạ Lê, Hương Thủy, làng Phò Trạch, Ưu Điềm huyện Phong Điền... Tuy nhiên, nhiều người xa Huế khi trở về cố hương vẫn thích mua loại mut gung deo Kim Long làm quà. Mứt gừng ở vùng đất này có hương vị đậm đà vừa cay cay, nhưng cũng không ngọt lắm.


Sở dĩ mứt Kim Long nổi tiếng hơn các địa phương khác là do người dân đã có những “bí quyết” rất đặc biệt. Tất cả các khâu từ chọn gừng, ra lát, rim đường cho đến việc cử người đứng lò đều rất quan trọng. Ngay lúc thời tiết chuyển mùa từ thu sang đông, người dân chuyên làm mứt đã kéo nhau lên khu vực Tuần (thuộc địa bàn xã Hương Thọ) để săn lùng củ gừng. Một số gia đình có kinh nghiệm làm mứt cho rằng củ gừng trồng tại Tuần thường nhỏ, lép rất khó làm nhưng thơm, ít cay và bán rất đắt hàng.

>> Xem thêm: mut gung gia re

Trong lúc đó gừng mua từ Buôn Ma Thuột về củ to, giá thành rẻ, dễ làm nhưng bán không chạy hàng trên thị trường Huế. Ông Trương Đình Thử - một trong những người có thâm niên làm nghề mứt lâu đời - cho biết: “Cả khu vực đường Phạm Thị Liên nhà mô cũng có nghề làm mứt và bánh cúng. Đặc biệt là mứt gừng, nhà ít thì một vài tạ, nhà nào nhiều từ 2 đến 5 tấn gừng, nhờ rứa bà con có thêm tiền để sắm sửa tết”.

Tuy nhiên đó là chuyện của trước đây. Còn hiện tại, làng mut gung Kim Long đang mai một từng ngày. Hiện ở Kim Long có 20 hộ chuyên làm mứt gừng truyền thống. Trong đó nhiều cơ sở sản xuất lớn như gia đình ông Trương Đình Tú, Trương Đình Toàn, Trần Văn Tuấn, Lê Thị Bé... và mỗi năm chỉ làm trong tháng chạp. Nhiều hộ dân làm mứt vì muốn bảo tồn nghề truyền thống của cha ông đã mạnh dạn đầu tư vốn để sản xuất mứt bán trong dịp tết. Anh Trương Đình Toàn ở địa chỉ 116 Phạm Thị Liên cho biết: “Gia đình tôi đã có 3 đời làm mứt gừng truyền thống, trung bình mỗi năm đầu tư trên 100 triệu đồng để làm mứt. Số tiền này trừ tất cả các chi phí cũng kiếm được từ 5 đến 7 triệu đồng. Riêng năm nay xuất hiện nhiều cơ sở làm mứt bằng máy móc hiện đại nên đầu ra mứt gừng ở Kim Long rất khó khăn. Chúng tôi cố gắng sản xuất đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng lượng mứt tồn đọng còn tương đối lớn”.

Không riêng gì gia đình anh Toàn, cơ sở sản xuất mứt và bánh truyền thống của bà Lê Thị Bé ở Kim Long cũng lâm vào cảnh tương tự, bà Bé than: “Mỗi mùa mứt tết, gia đình tôi sản xuất từ 1 đến 2 tấn gừng, năm nay thì chịu thua. Hiện tại mứt bán ra với giá 53 ngàn đồng/kg, mắc hơn 15 ngàn so với tết trước, nên chúng tôi cũng dè chừng, sợ không có khách mua thì dù cả nhà ăn tết bằng... mứt gừng cũng không hết”.

Ông Cao Minh Sơn - Phó Chủ tịch phường Kim Long - tâm sự: Mut gung gia re nhưng bán chậm một phần do thị trường có nhiều loại mứt nhập ngoại chất lượng cao, nhiều người bắt đầu quên đi hương vị mứt gừng trong ngày tết cổ truyền. Riêng địa phương sẵn sàng hỗ trợ người dân vay vốn để giữ gìn nghề truyền thống. Tuy nhiên, nghề làm mứt gừng ở địa phương chỉ có tính chất thời vụ, lại có thu nhập không cao vì vậy số lượng gia đình làm mứt truyền thống mỗi năm một ít đi là điều không thể nào tránh khỏi.

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Xoài chua ngâm muối ớt

Xoài chua ngâm muối ớt

Đây là món tráng miệng rất hấp dẫn đấy! quen thuộc của mọi nhà! nhưng làm theo cách mới này của tôi thì cực kỳ đơn giản và nhanh gọn, các bạn thử làm xem, bảo đảm ai ăn cũng khen đó nha!


Nguyên liệu

- 2 trái xoài sống

- 3 trái ớt hiểm (càng cay càng ngon!)

- 3 muỗng canh đường

- 1 muỗng canh muối


>> Xem thêm

Cách làm

- Xoài cắt khúc khoảng 3 phân sau đó cho muối vào ướp,trộn đều (nếu bạn thấy muối hơi ít,chưa áo đều hết xoài,thì mình thêm muối vào nữa nhé) ướp khoảng 1 tiếng cho đến khi muối tan ra thành nước.


-Cho đường + ớt hiểm vào cối đâm nhuyễn (giống như đâm muối ớt vậy đó).


- Gian đoạn cuối cùng là chờ cho muối tan nước ra hết, bạn chắt bỏ hết nước đó ra, rồi cho đường vào ớt đã đâm vào là xong.


- Bạn cất vào tủ lạnh, ngày mai đem ra là an được rồi, món xoài của bạn sẽ thấm đủ hết gia vị mặn ,ngọt, chua, cay. Tuyệt vời!

Tự làm chong chóng

Tự làm chong chóng


Mẹ và bé cùng nhau làm những chiếc chong chóng giấy rồi cắm trong phòng con cho thêm đẹp nào.


Tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng biết làm chong chóng giấy đâu nhé, mẹ bé hãy cùng Eva.vn dạy con cách làm những chiếc chong chóng đầy màu sắc trang trí trong phòng cho thêm đẹp nào.

Bạn cần chuẩn bị: giấy màu, kéo, que tre, ghim, kìm


>> Cách làm mut gung


Cách làm chong chóng:

Cắt một hình vuông từ tấm giấy màu ban đầu, kích thước của hình vuông tùy ý theo độ to nhỏ của que tre.


Gấp hình vuông theo đường chéo thành hình tam giác rồi lại gấp đôi hình tam giác vào, khi mở ra ta sẽ được hình vuông có các nếp gấp như trong ảnh.


Dùng kéo cắt theo các nếp gấp, lưu ý chỉ cắt 1/2 của nếp gấp chứ không cắt rời hết. Sau đó kéo các đầu giấy vào tâm như trong ảnh.


Dùng ghim cố định tâm của chong chóng với que tre, tiếp đó bạn nhớ dùng kìm cắt những đoạn ghim thừa ở que tre, vậy là đã hoàn thành chiếc chong chóng.


Để cho thêm phần đẹp mắt, bạn có thể sơn màu những chiếc xô nhỏ của con, gắn thêm nơ cùng màu vào xô.


Rồi bạn cắm những chiếc chong chóng đầy màu sắc vào xô, để trang trí trong phòng con hay trong bữa tiệc sinh nhật con cũng rất hay đấy.



Liên kết

Bài đăng