Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Cay nồng mứt gừng Mỹ Chánh

Cay nồng mứt gừng Mỹ Chánh

Những ngày giáp tết về thôn Mỹ Chánh, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã nghe dậy mùi nồng cay của món mut gung cay truyền thống. Nghề làm mứt gừng ở thôn Mỹ Chánh ra đời từ xa xưa, gắn bó với hàng chục hộ dân nơi đây. Nghề không chỉ đem lại thu nhập cao vào những ngày cuối năm cho người dân mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.


Ông Ngô Văn Bách, cán bộ quản lý công thương nghiệp xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng cho biết: “Nghề làm mứt gừng ở thôn Mỹ Chánh có từ lâu đời, nhưng đây cũng chỉ được xem là nghề phụ, vì nó chỉ được làm trong vòng 15 ngày đầu tháng 12 âm lịch mỗi năm”.

Ông Bách cho biết thêm, tuy là nghề phụ nhưng nghề làm mut gung từ lâu đã đem lại thu nhập rất cao cho người dân mỗi dịp tết đến xuân về. Cứ 1 kg mứt thành phẩm cho lãi ròng 5.000 đồng. Mỗi mùa tết, mỗi gia đình làm mứt cũng có thu nhập sau khi trừ chi phí từ 7-10 triệu đồng.

Cá biệt có hộ làm chục tấn, trừ chi phí, tiền trả nhân công cũng lãi khoảng 30 triệu đồng chỉ trong khoảng 15 ngày. Cũng nhờ nghề làm mứt gừng mà các gia đình ở đây đều đón tết khá sung túc. Hiện tại, ở thôn Mỹ Chánh có khoảng 30 hộ làm mứt gừng, với tổng sản lượng mứt thành phẩm khoảng trên 70 tấn, trong đó hộ làm ít nhất là 1 tấn và nhiều nhất là 8-10 tấn.

Ông Nguyễn Văn Kim, một người làm mứt lâu đời nhất thôn Mỹ Chánh cho biết: “Do giá cả thị trường biến động thất thường, đầu ra khó khăn và nguyên liệu khan hiếm cùng với thiếu nhân công nên năm nay gia đình tôi chỉ làm khoảng 3 tấn thôi, chứ mấy năm trước làm đến 15 tấn. Nói chung nghề này làm thời vụ nhưng cho thu nhập cao”.

Dù làm ít hơn những năm trước nhưng việc làm mứt gừng của gia đình ông Kim cũng đã giải quyết được việc làm cho 15 lao động với mức thu nhập 100.000 đồng/ngày. Mut gung Mỹ Chánh có tiếng thơm, cay nồng, hợp vệ sinh nên được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng trong dịp tết.

Những ngày này về thôn Mỹ Chánh đã thấy rất đông khách tới đặt hàng mứt tết để bán ra thị trường. “Rộ nhất là khoảng giữa tháng chạp âm lịch là khách tới lấy hàng nườm nượp. Cũng đã có thời gian mứt gừng của chúng tôi không cạnh tranh nổi với mứt ngoài thị trường bởi mứt người ta làm đủ loại, màu sắc bắt mắt mà giá cả khá rẻ nên gặp nhiều khó khăn. Nhưng vài năm trở lại đây, khách hàng bắt đầu trở lại với mứt gừng truyền thống được làm thủ công nên chúng tôi làm ăn cũng đỡ”, ông Kim cho biết thêm.

Chị Nguyễn Thị Hoài Thương vừa bắc chảo sấy mứt vừa phấn khởi nói: “Trong năm tôi bán hàng tạp hoá ở chợ nhưng cứ vào dịp này là cả gia đình tôi lại tổ chức làm mứt gừng. Việc làm mứt gừng ở đây không đơn thuần chỉ là kiếm thêm thu nhập mà còn là việc giữ gìn nghề truyền thống của tổ tiên để lại cho con cháu”.

Ông Hồ Đình Thái, Chủ tịch UBND xã Hải Chánh cho biết, nghề mứt gừng cuối năm ở thôn Mỹ Chánh không chỉ tạo thu nhập cao cho bà con mà còn giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hàng trăm lao động. Mấy năm trước cứ dịp giáp tết là cả làng chộn rộn làm mứt. Năm nay, sản lượng mứt có giảm hơn trước nhưng cũng đã giải quyết được việc làm cho gần 300 lao động trực tiếp và 200 lao động gián tiếp (số người nhận hàng về làm tại nhà) với mức thu nhập từ 80.000- 100.000 đồng/người/ngày. Xem công thức tại đây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Liên kết

Bài đăng