Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Nỗi niềm mứt gừng Kim Long

Nỗi niềm mứt gừng Kim Long


Ở Huế rất nhiều làng quê còn lưu giữ các công thức chế biến mứt truyền thống như làng Xuân Hòa, Dạ Lê, Hương Thủy, làng Phò Trạch, Ưu Điềm huyện Phong Điền... Tuy nhiên, nhiều người xa Huế khi trở về cố hương vẫn thích mua loại mut gung deo Kim Long làm quà. Mứt gừng ở vùng đất này có hương vị đậm đà vừa cay cay, nhưng cũng không ngọt lắm.


Sở dĩ mứt Kim Long nổi tiếng hơn các địa phương khác là do người dân đã có những “bí quyết” rất đặc biệt. Tất cả các khâu từ chọn gừng, ra lát, rim đường cho đến việc cử người đứng lò đều rất quan trọng. Ngay lúc thời tiết chuyển mùa từ thu sang đông, người dân chuyên làm mứt đã kéo nhau lên khu vực Tuần (thuộc địa bàn xã Hương Thọ) để săn lùng củ gừng. Một số gia đình có kinh nghiệm làm mứt cho rằng củ gừng trồng tại Tuần thường nhỏ, lép rất khó làm nhưng thơm, ít cay và bán rất đắt hàng.

>> Xem thêm: mut gung gia re

Trong lúc đó gừng mua từ Buôn Ma Thuột về củ to, giá thành rẻ, dễ làm nhưng bán không chạy hàng trên thị trường Huế. Ông Trương Đình Thử - một trong những người có thâm niên làm nghề mứt lâu đời - cho biết: “Cả khu vực đường Phạm Thị Liên nhà mô cũng có nghề làm mứt và bánh cúng. Đặc biệt là mứt gừng, nhà ít thì một vài tạ, nhà nào nhiều từ 2 đến 5 tấn gừng, nhờ rứa bà con có thêm tiền để sắm sửa tết”.

Tuy nhiên đó là chuyện của trước đây. Còn hiện tại, làng mut gung Kim Long đang mai một từng ngày. Hiện ở Kim Long có 20 hộ chuyên làm mứt gừng truyền thống. Trong đó nhiều cơ sở sản xuất lớn như gia đình ông Trương Đình Tú, Trương Đình Toàn, Trần Văn Tuấn, Lê Thị Bé... và mỗi năm chỉ làm trong tháng chạp. Nhiều hộ dân làm mứt vì muốn bảo tồn nghề truyền thống của cha ông đã mạnh dạn đầu tư vốn để sản xuất mứt bán trong dịp tết. Anh Trương Đình Toàn ở địa chỉ 116 Phạm Thị Liên cho biết: “Gia đình tôi đã có 3 đời làm mứt gừng truyền thống, trung bình mỗi năm đầu tư trên 100 triệu đồng để làm mứt. Số tiền này trừ tất cả các chi phí cũng kiếm được từ 5 đến 7 triệu đồng. Riêng năm nay xuất hiện nhiều cơ sở làm mứt bằng máy móc hiện đại nên đầu ra mứt gừng ở Kim Long rất khó khăn. Chúng tôi cố gắng sản xuất đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng lượng mứt tồn đọng còn tương đối lớn”.

Không riêng gì gia đình anh Toàn, cơ sở sản xuất mứt và bánh truyền thống của bà Lê Thị Bé ở Kim Long cũng lâm vào cảnh tương tự, bà Bé than: “Mỗi mùa mứt tết, gia đình tôi sản xuất từ 1 đến 2 tấn gừng, năm nay thì chịu thua. Hiện tại mứt bán ra với giá 53 ngàn đồng/kg, mắc hơn 15 ngàn so với tết trước, nên chúng tôi cũng dè chừng, sợ không có khách mua thì dù cả nhà ăn tết bằng... mứt gừng cũng không hết”.

Ông Cao Minh Sơn - Phó Chủ tịch phường Kim Long - tâm sự: Mut gung gia re nhưng bán chậm một phần do thị trường có nhiều loại mứt nhập ngoại chất lượng cao, nhiều người bắt đầu quên đi hương vị mứt gừng trong ngày tết cổ truyền. Riêng địa phương sẵn sàng hỗ trợ người dân vay vốn để giữ gìn nghề truyền thống. Tuy nhiên, nghề làm mứt gừng ở địa phương chỉ có tính chất thời vụ, lại có thu nhập không cao vì vậy số lượng gia đình làm mứt truyền thống mỗi năm một ít đi là điều không thể nào tránh khỏi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Liên kết

Bài đăng